Bài viết về liệu pháp tế bào gốc trên ấn phẩm Ban chăm sóc sức khỏe trung ương

Lễ trao giải Nobel 2016 đã một lần nữa vinh danh nền y sinh học Nhật Bản khi Giáo sư Yoshinori Oshumi được trao giải Nobel y sinh học cho công trình nghiên cứu về cơ chế tái sinh của tế bào. Ông là người Nhật thứ 3 được trao giải Nobel y sinh học trong vòng 5 năm gần đây, trước đó, năm 2012 nhà khoa học Shinya Yamanaka người Nhật đã được trao giải Nobel cho nghiên cứu về cơ chế tái lập trình của tế bào gốc trưởng thành. Có thể thấy lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc đang được quan tâm phát triển và ứng dụng vô cùng mạnh mẽ tại Nhật Bản cũng như thế giới trong những năm gần đây. Vậy điều gì làm cho tế bào gốc được quan tâm đến vậy?

                               

Trước hết hãy cùng tìm hiểu xem tế bào gốc là gì.

Thế giới bắt đầu biết đến và nghiên cứu về tế bào gốc từ những năm đầu của thế kỷ XX, kể từ đó, rất nhiều những công trình nghiên cứu về tế bào gốc đã được thực hiện tại những nền khoa học tiên tiến hàng đầu thế giới như Anh, Mỹ, Nhật Bản,… Bước sang thế kỷ XXI, tế bào gốc được coi là một trong những thành tựu khoa học vĩ đại nhất.

Tế bào gốc là các tế bào chưa biệt hóa, có thể tự tái tạo và phân chia nhiều lần. Trong những điều kiện nhất định, tế bào gốc có thể biệt hóa thành các tế bào có chức năng chuyên biệt như tế bào gốc cơ tim, tế bào gốc tuyến tụy, tế bào gốc da, tế bào gốc máu, tế bào gốc thần kinh, …

Trẻ sơ sinh có rất nhiều tế bào gốc, các tế bào gốc đó sẽ sinh trưởng và thay đổi thành tế bào soma. Khi trưởng thành, các tế bào gốc sẽ giảm dần theo tuổi tác, và sẽ không chuyển hóa tế bào soma của cơ thể. Nếu bổ sung các tế bào gốc (bằng việc nuôi cấy tế bào gốc tự thân hay tế bào gốc dây rốn phù hợp) thì sẽ ngăn chặn được sự giảm thiểu tế bào.

                                

Các tế bào gốc khi được sử dụng điều trị sẽ lưu thông tuần hoàn trong cơ thể, xác định vị trí mô tổn thương và tự kích hoạt cơ chế thay thế –  tái tạo  – sửa chữa. Điều trị tế bào gốc đem lại hy vọng giảm thiểu được các nguy cơ phát sinh và hỗ trợ điều trị các bệnh như ung thư, đột quỵ, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, Parkinson, bệnh xương khớp hay các bệnh do lão hóa... Ngoài ra tế bào gốc còn giúp tăng cường thể lực và hệ miễn dịch cho bệnh nhân ung thư đủ thể lực để tham gia các bước điều trị phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.., giúp hồi phục thể lực nhanh chóng sau phẫu thuật cắt bỏ khối u cũng như giai đoạn hồi phục sau điều trị ung thư.

                                     

Đối với lĩnh vực thẩm mỹ, công nghệ tế bào gốc biến việc “cải lão hoàn đồng” cho làn da và cơ thể trở nên khả thi hơn bao giờ hết.