4 loại tế bào gốc trong nghiên cứu và ứng dụng điều trị

3 giải Nobel Y học về Công nghệ Tế bào của các nhà khoa học người Nhật đã mở ra một trang mới trong việc nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong phòng và điều trị bệnh. Thành tựu về tế bào gốc không chỉ là cuộc cách mạng trong giới y sinh mà còn mang đến sự hứng khởi cho những ai quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe và các biện pháp giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Vậy có những loại tế bào gốc nào và có chăng là tất cả các loại tế bào gốc đều giống nhau?

Xét về nguồn gốc, tế bào gốc được phân chia ra làm 4 loại, mỗi loại lại có những ưu và nhược điểm khác nhau.

Tế bào gốc trưởng thành

Đây là loại tế bào gốc tự nhiên đầu tiên được xác định, xét về chức năng, tế bào gốc trưởng thành là loại tế bào đa năng, có thể tự phân chia để cho ra nhiều tế bào gốc tương tự và khả năng biệt hóa thành ít nhất một dạng tế bào chức năng khác. Tế bào gốc trưởng thành bao gồm tế bào gốc tạo máu từ tủy xương và tế bào gốc trung mô MSC (Mesenchymal Stem Cell) tồn tại nhiều nhất tại mô mỡ, tủy xương và nhau thai. Ngoài ra, mỗi cơ quan trong cơ thể đều có tế bào gốc trưởng thành bổ sung riêng cho chúng, ví dụ da có tế bào gốc da, cơ có tế bào gốc cơ, não có tế bào gốc thần kinh,…

Tại Việt Nam, một loại tế bào gốc trưởng thành khá quen thuộc và được ứng dụng nhiều trong phòng chống và điều trị bệnh là tế bào gốc máu cuống rốn, được lấy ra từ nhau thai hoặc cuống rốn. Cho đến nay, có trên 70 bệnh được chứng minh điều trị hiệu quả bằng phương pháp tế bào gốc máu cuống rốn, và rất nhiều ngân hàng máu cuống rốn được lập ra trên thế giới, thực hiện thành công nhiều ca đồng ghép và dị ghép.

Ưu điểm:

-Khả năng biệt hóa rất tốt thành tế bào trưởng thành với đầy đủ chức năng.

-Sẵn có, tế bào gốc trưởng thành có mặt tại tất cả các cơ quan trong cơ thể và có thể dễ dàng thu thập được từ mô trưởng thành.

-An toàn, tế bào gốc trưởng thành có khả năng tương thích với cơ thể cao và ít gây phản ứng tự miễn.

Nhược điểm:

-Chỉ có thể biệt hóa thành các cơ quan nhất định, ví dụ tế bào gốc cơ không thể tạo thành tế bào não hoặc tế bào chức năng khác ngoài cơ, nếu không có các nhà khoa học can thiệp.

Tế bào gốc thai

Tế bào gốc thai được lấy từ giai đoạn sau khi phôi đã phát triển thành thai, có các cơ quan đã hình thành như não, tim,… do đó việc này gây phản đối dữ dội trong giới khoa học vì khía cạnh đạo đức.

Ưu điểm:

-Tiềm năng biệt hóa lớn hơn tế bào gốc trưởng thành, có thể trở thành nhiều dạng tế bào chức năng khác nhau.

-Khả năng tăng sinh lớn, phát triển nhanh chóng thành các mô, cơ quan mới.

Nhược điểm:

-Liên quan đến vấn đề đạo đức, vì loại tế bào này nhất thiết phải được thu nhận từ việc phá thai.

-Dễ có nguy cơ dẫn đến ung thư hoặc phá hỏng mô ở cá thể nhận cấy ghép do sự phát triển mô bất bình thường và vượt khỏi tầm kiểm soát của tế bào gốc thai.

Tế bào gốc phôi

Tế bào gốc phôi là một dạng đặc biệt của tế bào gốc xuất phát từ giai đoạn đầu của phôi được gọi là phôi nang, được hình thành chỉ một vài ngày sau khi thụ tinh. Sau khi một tinh trùng thụ tinh thành công vào một trứng, trứng được thụ tinh sẽ trở thành hợp tử, hình thành tế bào gốc phôi đầu tiên.

Ưu điểm:

-Tính vạn năng, chúng có thể tạo ra bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể, chỉ trừ nhau thai, và còn có thể tạo thành mô và cơ quan thực sự. Chính nhờ đặc điểm này mà tế bào gốc phôi được kỳ vọng sẽ ứng dụng trong điều trị thay thế các cơ quan bị hư hỏng trong cơ thể do bệnh tật.

Nhược điểm:

-Tranh cãi về vấn đề đạo đức, nhiều người cho rằng việc lấy tế bào gốc phôi ngay từ giai đoạn hình thành phôi đã là giết chết một con người. Ý kiến khác lại cho rằng, giai đoạn phôi chưa thể tính là đã bắt đầu sự sống, do đó việc lấy tế bào gốc phôi không ảnh hưởng đến vấn đề đạo đức. Chủ đề này vẫn gây tranh cãi mà nguyên nhân chính xuất phát từ quan điểm, sự sống bắt nguồn từ đâu.

-Hình thành khối dị mô, vì tính vạn năng của chúng, tế bào gốc phôi có khả năng hình thành khối u bất thường (khối dị mô) và phát triển rất nhanh chóng. Kết quả là khối dị mô thường chứa một phức hợp nhiều loại mô bao gồm cả da, sụn, xương, tóc, tuyến mồ hôi, não và nhiều nữa.

Tế bào gốc vạn năng nhân tạo (Tế bào iPS)

Năm 2012, giải Nobel Y học đã được trao cho nhà nghiên cứu người Nhật, Tiến sĩ Shinya Yamanaka, với công bố khoa học về một loại tế bào gốc vạn năng được tạo ra từ một loại tế bào thông thường,  ông gọi chúng là “tế bào gốc vạn năng nhân tạo” hay “tế bào iPS”.

Tế bào iPS được tạo thành bởi quá trình tái lập trình của một tế bào bình thường (như tế bào da, tế bào tim, tế bào cơ,…) để trở thành tế bào gốc vạn năng, mang đầy đủ đặc tính của một tế bào gốc phôi.

Ưu điểm:

-Được lấy từ chính bệnh nhân và không cần dùng phôi, khi đó việc cấy ghép tế bào ít có nguy cơ bị thải loại.

-Mang đặc tính của tế bào gốc phôi và không cần phôi để tạo ra tế bào iPS, do đó ít gây tranh cãi về vấn đề đạo đức

Nhược điểm:

-Hình thành khối dị mô

-Khả năng xảy ra đột biến trong quá trình tái lập trình

-Cần nhiều thời gian để tạo ra và thẩm định chất lượng (khoảng 6 tháng)

-Chi phí tạo ra chúng tương đối cao

Khách hàng của JVI khi đến với Trung tâm Tế bào gốc Helene – Nhật Bản sẽ tiếp nhận phương pháp trị liệu bằng tế bào gốc trưởng thành, được lấy ra từ chính cơ thể bệnh nhân. Tế bào gốc được tách chiết và nuôi cấy trong phòng nuôi cấy tiêu chuẩn, nhằm bảo vệ tế bào gốc khỏi những ảnh hưởng từ môi trường đồng thời kích thích tế bào tăng sinh. Sau khi đạt được số lượng mong muốn, tập hợp các tế bào gốc này sẽ được tiêm, truyền lại vào cơ thể bệnh nhân. Vì là tế bào gốc tự thân nên phương pháp này giúp hạn chế khả năng bị cơ thể thải loại, rất an toàn và đạt được hiệu quả tối đa khi điều trị.

Về Trung tâm Tế bào gốc Helene – Nhật Bản:

  • Helene là cơ sở đầu tiên được cấp phép trị liệu tế bào gốc tại Nhật Bản
  • Được cố vấn bởi ngài Hosokawa Ritsuo - Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản
  • Chứng chỉ ISO9001 và là đơn vị đầu tiên trên thế giới được cấp chứng chỉ quốc tế GCR về trị liệu tế bào gốc, hiện đang là cơ sở duy nhất tại Nhật Bản có chứng chỉ này
  • Có số lượng bệnh nhân nhiều nhất Nhật Bản (trên 7000 bệnh nhân)
  • Cơ sở có nhiều giấy phép trị liệu nhất (11 giấy phép)
  • Được cấp phép trị liệu với số lượng tế bào gốc nhiều nhất