CẢNH GIÁC VỚI HỘI CHỨNG UNG THƯ GIA ĐÌNH

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 183.000 ca mắc ung thư mới và 123.000 người tử vong do ung thư...Đáng lo ngại hơn cả trong số này có những trường hợp người bệnh là thành viên trong cùng một gia đình. Y học gọi đó là hội chứng ung thư gia đình. Vậy hội chứng này là gì? Những trường hợp nào có khả năng mắc hội chứng này, mời bạn cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.

Hội chứng ung thư gia đình là gì?

Hội chứng ung thư gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ một số trường hợp những người mắc bệnh ung thư trong cùng một gia đình, có thể do cùng sinh hoạt trong một điều kiện môi trường chứa các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư như: Khói thuốc lá, nguồn nước chứa nồng độ kim loại nặng cao, thực phẩm chứa các chất gây ung thư,...

Tuy nhiên, một số trường hợp khác nguyên nhân là do những người trong gia đình cùng mang đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Đối tượng có khả năng cao liên quan đến hội chứng ung thư gia đình

CẢNH GIÁC VỚI HỘI CHỨNG UNG THƯ GIA ĐÌNH

- Người có nhiều người thân trong gia đình cùng mắc một loại ung thư (đặc biệt là những ung thư hiếm gặp)
- Người có người thân mắc ung thư xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn bình thường (VD: ung thư đại tràng ở bệnh nhân 20 tuổi)
- Người có người thân mắc nhiều loại ung thư trở lên (VD: một phụ nữ mắc cả ung thư buồng trứng và ung thư vú)
- Người có người thân mắc ung thư ở cả 2 bên của các bộ phận có đôi như: mắt, thận hoặc cả 2 bên vú
- Người có anh chị em ruột đều mắc một loại ung thư trẻ em 
- Người có người thân mắc ung thư có liên quan đến giới tính xảy ra ở giới còn lại (VD: ung thư vú nam)
- Người có người thân mắc ung thư xảy ra ở nhiều thế hệ (ông, bố và con trai)

Để xác định được ung thư có di truyền trong gia đình không, đầu tiên cần xem xét các yếu tố sau:
- Ai là người mắc bệnh? Bạn có quan hệ thế nào đối với người bệnh? Người bệnh thuộc họ nội hay họ ngoại?
- Đó là loại ung thư gì? Có hiếm gặp không?
- Người bệnh bao nhiêu tuổi khi được chẩn đoán ra bệnh?
- Người bệnh có mắc hai loại ung thư trở lên không ?
- Họ có yếu tố nguy cơ ung thư nào không? (ví dụ như hút thuốc với ung thư phổi?)

Ung thư ở người cận huyết ví dụ như bố mẹ hay anh chị em ruột thường đáng lo hơn là họ hàng xa. Kể cả đó có là đột biến gen di truyền, thì khả năng bạn mang phải gene đó sẽ giảm đi với họ hàng xa hơn.

Cần phải xem xét riêng mỗi bên (nội, ngoại) của gia đình. Có hai thành viên của gia đình mắc ung thư ở cùng một bên sẽ đáng lo hơn. Ví dụ, nếu cả 2 anh trai của mẹ đều mắc bệnh sẽ đáng lo hơn là anh trai bố và anh trai mẹ cùng mắc bệnh.

Loại ung thư cũng là một yếu tố cần xem xét kỹ. Nếu như họ hàng cùng mắc một loại ung thư sẽ đáng lo hơn là mắc nhiều loại ung thư khác nhau. Mặc dù vậy, trong một số hội chứng ung thư gia đình, một vài loại ung thư có vẻ như đi cùng nhau. Ví dụ ung thư vú và ung thư buồng trứng di truyền trong các gia đình có hội chứng đột biến HBOC. Ung thư đại tràng và ung thư nội mạc tử cung thường gặp cùng nhau trong hội chứng Lynch.

Trong gia đình có nhiều hơn một người mắc cùng loại ung thư hiếm gặp sẽ đáng lo hơn trường hợp mắc loại ung thư thường gặp. Với một số loại ung thư hiếm gặp, tỷ lệ hội chứng ung thư di truyền theo gia đình cao hơn nhiều ngay cả khi trong gia đình chỉ có một người mắc.

Tuổi tác của người bệnh khi được chẩn đoán cũng rất quan trọng. Ví dụ, ung thư đại tràng thường rất ít gặp ở người trẻ hơn 30 tuổi. Có họ hàng gần, dưới 30 tuổi, mắc ung thư đại tràng có thể là triệu chứng của một hội chứng ung thư gia đình. Mặt khác, ung thư tiền liệt tuyến rất phổ biến ở người già, vì vậy nếu cả bố và anh trai bố bạn đều bị ung thư tiền liệt tuyến khi đã hơn 80 tuổi thì ít có khả năng là do đột biến di truyền.

Có nhiều khối u lành tính và những trạng thái bệnh lý khác cũng liên quan đến hội chứng ung thư gia đình. Ví dụ với những bệnh nhân có đa u nội tiết type II (Hội chứng MEN II) có tỷ lệ ung thư tuyến giáp cao hơn. Họ có thể mắc các bướu lành ở tuyến giáp trạng hoặc u thần kinh nội tiết lành tính tại tuyến thượng thận.

Khi nhiều họ hàng mắc cùng một bệnh ung thư giống nhau, cần lưu ý xem ung thư đó có liên quan đến yếu tố nguy cơ như hút thuốc không? Ví dụ hút thuốc lá là nguyên nhân thường gặp gây ung thư phổi, vì vậy gia đình có nhiều người nghiện thuốc lá nặng sẽ dễ mắc ung thư do hút thuốc hơn là do gen di truyền.

Để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên thực hiện việc tầm soát ung thư càng sớm càng tốt; nên lặp lại định kỳ 6 tháng, 1 năm, 2 năm...Ngoài ra, chưa đến kỳ tầm soát nhưng có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ ung thư bạn và người thân cũng nên đi khám sớm. Tầm soát ung thư định kỳ và đúng phương pháp giúp phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn rất sớm, đem đến cơ hội chữa khỏi bệnh cao và tiết kiệm chi phí.

JVI hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, bình an!

✅ Để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ:
- Trị liệu Tế bào gốc Nhật Bản
- Liệu pháp Miễn dịch 
- Liệu pháp lọc máu dự phòng
- Tầm soát ung thư sớm
- Khám chữa bệnh chuyên sâu tại Nhật Bản
- Tư vấn Second Opinion
- Bảo lãnh Visa y tế Nhật Bản

☎️ Để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ trên, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới số Hotline: 096 436 1313 | 098 436 1313. Trân trọng cảm ơn!
(Nguồn tham khảo: Trang thông tin điện tử Bệnh viện Ung bướu Hà Nội)