Đau dạ dày và cách nhận biết các triệu chứng của bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh đau dạ dày ngày càng có chiều hướng gia tăng. Đau dạ dày sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng đau dạ dày có thể nhẹ hoặc nặng và khác nhau ở mỗi người nhưng làm sao để nhận biết đúng cách? Cùng JVI tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do bị viêm loét. Người bị đau dạ dày sẽ thường cảm thấy đau âm ỉ, khó chịu vô cùng. Khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói đều có thể bị đau hoặc nếu người bệnh làm việc quá sức hay cảm thấy căng thẳng thì các cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. 

Những năm gần đây, số ca mắc đau dạ dày đang ngày càng tăng, đặc biệt là giới trẻ. Triệu chứng đau dạ dày rất đa dạng và làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc. Cần nhận biết sớm để chẩn đoán, điều trị mới có thể giảm tối thiểu ảnh hưởng của bệnh. Các triệu chứng đau dạ dày và mức độ đau có thể khác nhau ở mỗi người. Dưới đây là những biểu hiện đau dạ dày đặc trưng và phổ biến bạn cần chú ý.

Đau, khó chịu ở vùng thượng vị

Dạ dày là cơ quan ở vùng bụng trên (thượng vị). Vì vậy, đau hoặc khó chịu ở vùng thượng vị được xem là triệu chứng đau dạ dày đặc trưng nhất. Tùy thuộc vào từng người mà cơn đau sẽ có biểu hiện khác nhau như đau tức, nóng rát dạ dày hoặc đau âm ỉ. Cơn đau có thể lan đến ngực và lưng hoặc không. Cảm giác đau dạ dày thường kéo dài và dễ tái đi tái lại.

Chán ăn, chậm tiêu hóa, buồn nôn

Tình trạng viêm dạ dày có thể khiến thức ăn không được tiêu hóa tốt. Điều này khiến người bệnh đau dạ dày cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, chán ăn, ăn lâu tiêu… từ đó dẫn đến việc mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, cơn đau, nóng rát vùng thượng vị cũng có thể lan lên xương ức gây buồn nôn, nôn. Buồn nôn không chỉ là triệu chứng khi bạn bị viêm dạ dày mà còn có thể cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan khác như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

Ợ nóng, ợ chua

Đau dạ dày có thể gây rối loạn chức năng tiêu hóa làm cho một số thức ăn khó tiêu lên men và khiến bạn ợ nóng, ợ chua. Đồng thời, đau dạ dày có thể đi kèm với cảm giác nóng, đắng hoặc vị mặn ở cuống họng do trào ngược axit dạ dày. Điều này thường khiến bạn cảm thấy khó nuốt, cảm giác như thức ăn vẫn bị kẹt ở vùng thượng vị hoặc cổ họng.

Chảy máu tiêu hóa

Chảy máu tiêu hóa còn gọi là xuất huyết tiêu hóa thường biểu hiện qua phân hoặc chất nôn có lẫn máu. Đây là tình trạng máu chảy ra khỏi thành mạch máu đi vào lòng ống tiêu hóa và rất nguy hiểm nên cần được xử lý y tế khẩn cấp. Trong đó, chảy máu dạ dày (xuất huyết dạ dày) cũng là một dạng của chảy máu tiêu hóa nên bạn cần hết sức lưu ý khi bị đau dạ dày nặng.

Khi gặp các triệu chứng trên, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân có phải do đau dạ dày hay vấn đề sức khỏe khác. Nếu chẩn đoán đau dạ dày, bệnh nhân cần được điều trị tích cực tránh bệnh tiến triển thành biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cũng có thể áp dụng 1 số mẹo để giảm triệu chứng đau dạ dày cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn:

  • Chườm nóng: Chườm bằng nước nóng hoặc muối rang nóng sẽ giúp làm dịu cơn đau vùng thượng vị do đau dạ dày.

  • Massage vùng bụng: massage xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, triệu chứng đau vùng thượng vị và đầy hơi, khó tiêu sẽ được cải thiện.

  • Ăn bánh mì, bánh quy: Không chỉ khi đau dạ dày, bình thường người bệnh cũng nên ăn một lát bánh mì nhỏ giữa các bữa ăn hoặc trong bữa ăn chính để giảm hoạt động của acid dạ dày, từ đó giảm triệu chứng đau dạ dày.

  • Uống sữa ấm: Sữa ấm rất tốt cho người bệnh đau dạ dày, nhất là khi triệu chứng đau vùng thượng vị hành hạ. Khi vào dạ dày, sữa sẽ tạo thành lớp bảo vệ tự nhiên ở vùng tổn thương, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.